Blue Flower

Trong lịch sử Việt Nam, Mai Thúc Loan nổi tiếng là người con tận hiếu với mẹ, là ngừời dân tận trung với nước. Mai Thúc Loan là tên thật của Mai Hắc Đế, vị anh hùng dân tộc, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại nhà Đ-ờng ở Việt Nam thế kỷ thứ VIII. Mai Thúc Loan đã nối tiếp ngọn cờ đấu tranh vẻ vang của Trưng Trắc, Lý Bôn, lật đổ nền thống trị của An Nam đô hộ phủ thời Đường, khôi phục nền độc lập cho dân tộc được mười ba năm (713 - 726).

Chuyện xưa kể rằng: ở một làng ven biển là Mai Phụ, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, có cô gái họ Mai ch-a chồng mà bụng ngày một to ra. Dân làng cười chê, các bậc cao niên, tộc trưởng trong làng gọi cô gái đến phạt tội "không chồng mà chửa" theo lệ làng. Cô gái xấu hổ, rời làng muối, từ biệt gia đình trốn đi, bắt đầu cuộc sống lang thang, mò cua bắt ốc, làm thuê làm mướn kiếm sống, lưu lạc mãi đến thôn Ngọc Trừng, huyện Nam Đường, Nghệ An. ở đây một thời gian, tìm được việc làm phù hợp, lại đ-ợc mọi ng-ời mến th-ơng, giúp đỡ nên cô gái quyết định ở lại. Cô dựng một túp lều bên sườn núi Giẻ. Dựng lều xong, cô sinh con trai, đặt tên là Mai Thúc Loan. Mai Thúc Loan sinh ra rất, khôi ngô, khỏe mạnh, lớn nhanh nh- thổi. Cậu bé cũng sớm bộc lộ thiên t- thông minh và sáng ý kỳ lạ. Biết hoàn cảnh khó khăn, Mai Thúc Loan sớm biết giúp đỡ mẹ, lên năm tuổi biết quét sân, quét vườn, nhặt rau giúp mẹ, lên bảy tuổi đã vào rừng hái củi, đi ở chăn trâu cho nhà giàu trong làng. Tục truyền: Hàng ngày ông vào rừng hái củi, gánh về nhà, mẹ ông xếp đầy một gian lều. Một hôm trời dông bão, ông ra làng thấy hai cây cổ thụ bị bão đánh đổ ngang đ-ờng. Ông ghé vai dựng một cây cổ thụ gọn lại. Còn một cây, ông xin các quan làng về làm củi. Các quan làng bằng lòng vì thấy 9 nhà ông nghèo, vả lại có công dựng cứu một cây. Ông liền ghé vai vác nốt cây gỗ về nhà, ai trông thấy cũng tặc l-ỡi khen ông khỏe sức. Hằng ngày, Thúc Loan đi ở chăn trâu cho nhà bên cạnh nh-ng ông vẫn ghé về nhà làm mọi việc giúp mẹ. Ông dặn mẹ:

- Con lớn rồi, sức con khỏe. Mẹ làm lụng cả ngày chỉ bằng con làm trong một lúc là xong. Cho nên từ nay mẹ đừng làm gì. Chỉ nấu nồi cơm cho mẹ ăn, hoặc nghỉ ngơi. Một lần mẹ bị chó dại cắn, Thúc Loan suốt mấy tuần ngủ không ngon. Ông vào tận vùng Hương Sơn (Hà Tĩnh) tìm kiếm đủ lá thuốc nh- thầy lang h-ớng dẫn mang về sao tẩm chế biến, rồi sắc cho mẹ uống, giải được độc dại. Thúc Loan cũng sớm thể hiện là người thông minh. Trong nhà có thầy đồ dạy học, ông thường b-ng cơm nước hầu hạ thầy. Nhờ đó, thầy đồ dạy gì ông đều học lỏm được. Mặc dầu không ngồi học được thường xuyên nh- con nhà chủ, nh-ng ông "sáng dạ", "nhớ nhanh" nên về sau vốn chữ nghĩa của ông hơn con nhà chủ. Thầy giáo rất ngạc nhiên, xóm giềng đều khen ngợi.

Hết thời ở chăn trâu, Mai Thúc Loan về nhà xây dựng cơ nghiệp, phụng d-ỡng mẹ. Về mặt lao động kiếm sống, việc gì Thúc Loan cũng biết làm và làm giỏi, giỏi nhất là việc bốc vác. Thúc Loan làm cho lò rèn sắt ở núi Nầm (Nậm Sơn), bốc vác sắt xuống sông Lam cho các thuyền buôn chở vào vùng Chiêm Thành, Chân Lạp. Những đồng tiền 10 làm thuê này đủ để ông ổn định cuộc sống và nuôi mẹ già. Mai Thúc Loan bốc vác giỏi lại ở gần lỵ sở châu Hoan, nên bọn quan đô hộ nhà Đường thường có việc gì thổ mộc nặng nhọc, đều sai lính đến gọi ông vào nhận khoán. Ông chủ trì việc gì thì làm nhanh và có chất l-ợng, nên bọn quan nhà Đường rất vừa ý. Về sau, ông nhận làm Đầu phu cho đô hộ phủ. Khi này mẹ ông đã già yếu, thấy vậy mới hỏi:

- Con làm việc cho ng-ời ngoại bang, có mang tội gì với đất n-ớc không?

Ông cúi đầu thưa mẹ:

- Mẹ cứ yên tâm! Con vào phục dịch bọn chúng, tìm cơ hội để tiêu diệt chúng đó. Con hứa con sẽ làm tròn đạo hiếu với mẹ, sẽ làm tròn đạo trung với n-ớc. Chỉ sợ rằng mẹ không còn thấy đ-ợc việc làm của con mà thôi!.

Về sau, quả đúng nh- lời ông nói. Ông đã tổ chức cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đ-ờng, giành độc lập cho đất n-ớc đ-ợc hơn mười năm rồi tôn x-ng Hoàng đế. Đời sau nhớ ơn Mai Hắc Đế đã lập đền thờ ông ở trên núi Hùng Sơn. Ng-ời đời còn truyền tụng thơ ca ngợi công đức của ông: Hùng cứ châu Hoan đất một vùng Vạn An thành lũy khói hương xông Bốn phương Mai Đế lừng uy đức Trăm trận Lý Đ-ờng phục võ công 11 Lam Thủy trăng in, tăm ngạc lặn Hùng Sơn gió lặng, khói lang không Đ-ờng đi cống vái từ đây dứt Dân n-ớc đời đời hưởng phúc chung. Như vậy, so với nội dung cơ bản của đạo hiếu do Khổng Tử đề ra thì Thúc Loan đã phụng d-ỡng mẹ hết lòng, đã lập thân hành đạo làm vẻ vang cho mẹ.

Trích Những tấm gương hiếu thảo thời xưa.